Hướng dẫn nhập môn cho thể loại nhiếp ảnh hoa

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-02

 

Trong bài viết này, bạn sẽ học được “cả trong lẫn ngoài" của nhiếp ảnh hoa. Bắt đầu bằng cuộc thảo luận về dụng cụ và cài đặt camera cho thể loại này. Sau đó chuyển qua nguồn sáng, chủ yếu là nguồn sáng tự nhiên. Cuối cùng, bạn sẽ có được vài gợi ý về các bố cục của nhiếp ảnh hoa.

 

 

Dụng cụ (Gear)

 

Có một số loại cho thể loại này như: máy ảnh, ống kính và phụ kiện (ví dụ như đèn flash và tripod).

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-03

 

  

1. Máy ảnh

 

Tôi sẽ nói thẳng cho bạn luôn loại máy ảnh phù hợp nhất là DSLR. Chúng có độ linh hoạt cao trong tuỳ chỉnh và có rất nhiều loại lens phù hợp với chúng.

  

Vậy loại DSLR nào bạn nên dùng? Đặc biệt nếu bạn là người mới, không vấn đề gì cả. Đa số máy DSLR cho ra chất lượng hình ảnh ấn tượng dù được giới thiệu dành cho dân chuyên hoặc người tiêu dùng.

 

Máy mirrorless là một lựa chọn khác nữa. Tuy nhiên, dòng lens macro khá giới hạn chức năng. Nên ít nhất trong lúc này, tôi sẽ chọn DSLR.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-04

  

Tôi đã chụp bức hoa ông lão bằng DSLR và lens macro chuyên dụng

 

 

2. Ống kính

 

Đầu tiên, hãy lưu ý: bạn có thể chụp được ảnh hoa đẹp bằng bất cứ lens nào, macro hay non-macro, góc rộng hay tele. Tôi đã chụp được vài tấm đẹp nhờ lens 50mm f/1.8 của Canon.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-05

 

 

Tôi đã chụp cây anh túc này bằng lens 50mm f/1.8 của Canon

 

  

Ngược lại, độ phóng đại của lens càng cao thì bạn càng có nhiều cơ hội hơn. Bạn có thể chụp được các bức hình chi tiết của hoa. Bạn cũng có thể thử nghiệm với nhiều kỹ thuật chụp ảnh trừu tượng hơn.

 

Đây là lý do tại sao tôi thường khuyên chọn ống macro chuyên dụng. Với ống macro nó sẽ cho ra những tấm ảnh có độ phóng đại theo kích cỡ thật, cực kì sắc nét và bokeh ấn tượng.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-06

 

Tấm này được chụp bằng lens macro chuyên dụng

 

  

Một lựa chọn khác nữa là sử dụng lens thường (thường là lens tele) cùng với ống nối máy ảnh (extension tube). Ống nối máy ảnh là một cách tiết kiệm để giảm khoảng cách lấy nét tối thiểu của lens, vì thế nó cho phép bạn chụp được ở độ phóng đại cao hơn. Bất lợi nhất là sự thiếu linh hoạt.

 

Khi được gắn giữa máy ảnh và lens, ống nối sẽ giảm khoảng cách lấy nét tối đa, ngăn bạn thay đổi điểm lấy nét một cách nhanh chóng. Do đó với ống này, bạn không thể chụp ảnh của những vật ở xa; bạn bị giới hạn với những vật ở cách vài feet thôi.

  

Cách thứ ba để thực hiện thể loại này một cách rẻ nhất là freelens. Bằng cách tháo lens ra và đặt nó trước thân máy, bạn có thể tăng mức phóng đại (trong khi tạo ra những hiệu ứng ấn tượng). Tôi thường thực hiện với lens Canon 50mm và thân máy dự phòng, vì sẽ có nguy cơ bụi lọt vô cảm biến.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-07

 

Tôi đã sử dụng kĩ thuật freelens với hoa cúc này

 

  

3. Ánh sáng nhân tạo

  

Nhiếp ảnh gia về hoa thường thích dùng ánh sáng nhân tạo (ví dụ: đèn flash hoặc ringlight). Chúng vừa cồng kềnh vừa đắt tiền. Tôi thích ánh sáng tự nhiên hơn nhưng đèn flash đặc biệt hữu dụng trong những tình huống khi ánh sáng tự nhiên không thực sự lý tưởng; ví dụ khi nắng gắt vào buổi trưa.

 

  

4. Tripod

 

Nhiếp ảnh gia về hoa hiếm khi rời khỏi nhà mà không mang theo tripod. Đây là lúc tôi sẽ làm ngược lại với câu tôi vừa nói – bạn không cần một tripod đâu.

  

Hãy để tôi làm rõ vấn đề này. Bạn không nhất thiết cần tripod để chụp ảnh hoa đâu. Bạn có thể chụp tất cả các loại ảnh về hoa khi giữ máy ảnh bằng chính đôi tay của mình. Nhưng luôn có những kỹ thuật nhất định yêu cầu tripod. Tôi sẽ thảo luận bên dưới.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-08

 

Tôi đã chụp những bông hoa thạch thảo không cần tới tripod

 

 

Thiết lập máy ảnh

 

Nhiếp ảnh gia về hoa thường nhắm tới một trong hai điều: lấy nét toàn bộ hoặc lấy nét nông (shallow focus).

  

Lấy nét toàn bộ yêu cầu một khẩu độ hẹp, đặc biệt khi ở độ phóng đại cao, thường là f/16 hoặc lớn hơn. Đây là lúc cần tripod, vì sẽ vô cùng khó khăn để thực hiện mà không có nó. Nó cũng yêu cầu vài kỹ thuật đặc biệt (ví dụ, chụp chồng ảnh – focus stacking) để ngăn nhiễu xạ từ khẩu độ cao hơn.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-09

 

Ví dụ về lấy nét toàn bộ

 

 

Tuy nhiên, cá nhân tôi thích chụp macro lấy nét nông hơn. Nó không cần thêm thiết bị, không đèn flash và không tripod. Thay vào đó, bạn chỉ sử dụng khẩu độ rộng (từ f/2.8 – f/7.1) để lấy nét một vùng nhỏ của bông hoa.

 

Phần còn lại của tấm ảnh sẽ bị làm mờ, nó có thể cho ra những hiệu ứng ấn tượng và độc đáo.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-10

 

Ảnh hoa cúc dại này là một ví dụ về thể loại nhiếp ảnh hoa ưa thích của tôi với chỉ một phần nhỏ của chủ thể được lấy nét

 

 

Trong cả hai trường hợp, khẩu độ là quan trọng nhất. Tốc độ màn trập và ISO nên được cân chỉnh theo khẩu độ (dù tôi sẽ không khuyên hạ tốc độ màn trập dưới xấp xỉ 1/160 nếu bạn không có đôi tay vững hoặc một cách nào đó chống rung ảnh).

 

 

Ánh sáng

 

Tôi sẽ chỉ đề cập chủ yếu tới ánh sáng tự nhiên cho nhiếp ảnh hoa. Đây không phải là vì ánh sáng nhân tạo vô dụng nhưng là vì tôi nghĩ sẽ hay hơn khi thử nghiệm với nguồn sáng có sẵn.

 

Đầu tiên ta nên chụp vào những ngày âm u. Khi trời đầy mây, ánh sáng sẽ bị khuếch tán. Hoa sẽ được chiếu sáng hài hoà hơn và lớp sáng nhẹ làm cho cánh hoa sặc sỡ nổi bật hơn.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-11

 

 Bức ảnh trừu tượng về hoa tulip được chụp vào ngày âm u, nó đã cho ra những màu sắc có độ bão hoà cao

 

 

Thứ hai, hãy chụp vào buổi sáng hoặc chiều tối khi có ánh nắng vàng. Điều này ngăn ánh sáng mạnh tác động lên hoa và có thể tạo ra những tấm ảnh ấn tượng.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-12

 

Ảnh này được chụp vào buổi chiều tối khi ánh sáng nhẹ và vàng

 

  

Tôi cũng thích chụp trong bóng râm với mặt trời đằng sau tôi, để ánh sáng chói từ mặt trời tác động đằng sau bông hoa (gián tiếp). Một cách để có được ánh sáng này là tìm một bông hoa nằm dưới bóng một cây to. Cách khác là tự mình tạo bóng râm, bằng cách sử dung đầu, cánh tay hoặc thậm chí balo máy ảnh.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-13

 

Tôi đã tự tạo một bóng râm lên hoa huệ xạ này để tránh ánh nắng trực tiếp

 

 

Bố cục

 

Khía cạnh cuối cùng của nhiếp ảnh hoa cần cân nhắc là bố cục. Nghe có vẻ khó nhằn cho người mới nhưng có một vài hướng dẫn tạo bố cục đơn giản sẽ giúp bạn chụp được các tấm ảnh về hoa đẹp hơn ngay tức thì.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-14

  

 

Lấp đầy khung hình bằng chủ thể

 

Trong thể loại này, bạn hiếm khi muốn chừa nhiều khoảng trống trong khung hình. Nhiều khoảng trống đồng nghĩa có nhiều cơ hội cho sự xao nhãng, bối rối và mất khả năng tạo điểm nhấn. Nên thay vì chừa khoảng trống xung quanh hoa, hãy di chuyển gần hơn để lấy đầy khung hình nhiều nhất có thể.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-15

 

 

Càng sặc sỡ càng tốt

  

Khi chụp hoa, bạn thường có toàn bộ bảng màu trước mặt bạn. Hãy tận dụng nó.

  

Tạo màu nền bằng cách đặt một bông khác đằng sau chủ thể chính. Hãy thêm chút màu vào tiền cảnh bằng cách chụp xuyên qua vài bông hoa khác.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-16

 

 

Giữ mọi thứ sạch sẽ

 

Trong nhiếp ảnh hoa (hoặc bất cứ thể loại nào khác), việc có tiêu điểm vô cùng quan trọng. Đó có thể là mép cánh hoa, chính bông hoa, hoa với môi trường, nhưng dù thế nào đi nữa, bạn phải đảm bảo mắt người xem hướng tới điểm đó.

  

Một trong những cách dễ dàng nhất để đảm bảo một tiêu điểm bắt mắt đơn giản là không có gì ngoài tiêu điểm. Tôi hi vọng điều này nghe đơn giản vì nó đúng là như thế. Vì thế, trước khi chụp ảnh, hãy gạt bỏ tất cả yếu tố gây xao nhãng ra khỏi bố cục tiềm năng của mình. Bao gồm thân cây bị out nét cũng như các màu sáng hoặc mảng tối ở hậu cảnh không hợp với toàn bộ bức ảnh.

  

Hãy nghĩ đến việc tối giản.

 

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-17

 

Mắt ngay lập tức tập trung vào nhuỵ hoa hồng này

 

 

Kết luận

  

Bằng việc làm theo bài hướng dẫn này, bạn đang trên đường trở thành một nhiếp ảnh gia về hoa xuất sắc. Dù có nhiều yếu tố cần cân nhắc – dụng cụ, thiết lập, ánh sáng và bố cục – tôi thấy vô cùng tự tin rằng bạn sẽ chụp được những bức ảnh về hoa đẹp sớm thôi.

  

Nếu có bất cứ câu hỏi nào về chụp ảnh hoa, hãy thảo luận trong phần bình luận nhé.

huong-dan-nhap-mon-cho-the-loai-nhiep-anh-hoa-18

Có thể bạn quan tâm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *